Ngày nguyệt kỵ là gì? Những ngày nguyệt kỵ trong năm 2019

Thoitrangxuatkhau.info– Ngày Nguyệt Kỵ được xem là ngày rất xấu, tránh làm bất cứ việc gì quan trọng nếu như không muốn gặp xui xẻo. Vậy ngày Nguyệt Kỵ là ngày gì, ngày này trong năm 2019 rơi vào những ngày nào?

1.Ngày nguyệt kỵ là gì?

Ngày nguyệt kỵ là gì?

 Theo phong tục từ trước tới nay, khi làm bất cứ làm các công việc quan trọng nào đặc biệt như cưới hỏi, ma chay, nhập trạch, động thổ, cất nóc…tất cả đều cần xem ngày giờ, nếu vào ngày hoàng đạo, giờ hoàng đạo thì là tốt. Còn rơi vào ngày hắc đạo, giờ hắc đạo thì cần tuyệt đối tránh xa. Các ngày kiêng kỵ mà mọi người cần tránh bao gồm ngày nguyệt kỵ, ngày hoang vu, ngày sát chủ… Việc xem ngày trước là trọn vẹn về mặt tâm linh, sau là để gia chủ yên tâm thực hiện cong việc. Một năm có 12 tháng, mỗi tháng đều có 3 ngày nguyệt kỵ rơi vào ngày mùng 5, 14 và 23. Theo quan niệm phong thủy, trong 1 tháng luôn có 3 ngày cộng vào bằng 5 đó là ngày 14 (1+4), ngày 23 (2+3). Các cụ ta gọi đây là ngày nửa đời nửa đoạn, xuất hành, đi đâu, làm gì cũng sẽ gặp khó khăn, vất vả, mất việc, mất tiền, mất công, mất sức…

2.Nguồn gốc ngày nguyệt kỵ

Nguồn gốc của ngày Nguyệt Kỵ theo dân gian

Nguồn gốc của ngày Nguyệt Kỵ được ghi chép lại thì đây là ngày ở Trung cung (ngôi Trung Ương ở Hà Đồ Trung Quốc) mà Trung cung lại là ngôi vua và lấy số 5 làm biểu hiệu. Số 9 là cửu cung. Đếm từ 1 đến 5 thì số 5 nhập vào Trung cung, rồi cộng thêm vào số cửu cung (tức là số 9) nữa thì được 14 cũng nhập vào Trung cung, cộng thêm số 9 nữa thì được 23 cũng lại nhập Trung cung nữa. Như vậy là ba lần đều nhập Trung ương (mùng 5, 14, 23). Ngôi Huỳnh sát là hung sát ở Trung ương (trung cung), mà Thái Tuế (ngôi vua) lại chồng lên ngôi Huỳnh sát, cho nên kẻ dưới phải tránh người trên. Nếu không tránh mà phạm tới bề trên phải gặp hung lai. Ngoài ra, các ngày 5, 14, 23 cộng lại đều bằng 5 (cụ thể là: ngày mùng 5, ngày 14 gồm 1 + 4 = 5, ngày 23 gồm 2 + 3 = 5), dân gian thường gọi là ngày “nửa đời, nửa đoạn” nên làm gì cũng chỉ giữa chừng, vất vả, khó đạt được mục tiêu. Đây cũng là những ngày ”con nước” (tức là ngày triều cường, thường sinh ra những dòng hải lưu bất thường gây nguy hiểm cho thuyền bè). Theo đó, những ngày này thường đem đến xui xẻo cho mọi người nhất là khi đi xa, do người xưa chủ yếu đi lại bằng đường thủy.

Lý giải nguồn gốc ngày Nguyệt Kỵ theo khoa học

 Theo khoa học, thì ngày Nguyệt Kỵ là ngày mà  khi trái đất tự quay quanh mình và mặt trăng quay quanh trái đất. Và cứ khoảng 2 ngày rưỡi, mặt trăng sẽ di chuyển qua một “vùng trời” mới. Lúc này, các dòng năng lượng dao động ảnh hưởng tới toàn bộ sự sống trên trái đất. Vào những ngày trên, con người bị tác động mạnh nhất của lực tương hỗ với mặt trăng. Nó làm ảnh hưởng tới sức khỏe, thần kinh dễ làm con người mất tự chủ dễ xảy ra sai lầm trong tính toán, hành động. Đã có nghiên cứu về hiện tượng gia tăng tai nạn, rủi ro vào trung tuần trăng. Và cũng vào những ngày trên chó sói thường tru gọi bầy, chó nhà thường hay ” cắn hóng ”.

3.Cần tránh làm gì trong ngày nguyệt kỵ

Trong ngày nguyệt kỵ, các công việc quan trọng chẳng hạn như xuất hành, động thổ, đổ bê tông mái, nhập trạch, cất nóc, khai trương, ký kết hợp đồng, ăn hỏi, rước dâu, hộ niệm, di quan, hạ huyệt đều cần tránh, không nên làm vào ngày này

4.Các ngày nguyệt kỵ năm 2019

Các ngày liệt kê phía dưới là ngày dương lịch.
  • Tháng 1: ngày, 10, 19, 28
  • Tháng 2: ngày, 09, 18, 27
  • Tháng 3: ngày, 10, 19, 28
  • Tháng 4: ngày, 09, 18, 27
  • Tháng 5: ngày, 09, 18, 27
  • Tháng 6: ngày, 07, 16, 25
  • Tháng 7: ngày, 07, 16, 25
  • Tháng 8: ngày, 05, 14, 23
  • Tháng 9: ngày, 03, 12, 21
  • Tháng 10: ngày, 03, 12, 21
  • Tháng 11: ngày, 01, 10, 19, 30
  • Tháng 12: ngày, 09, 18, 30